Cách làm giảm mụn trong quá trình mang thai một cách hiệu quả

300
Cách làm giảm mụn trong quá trình mang thai

Mụn trứng cá thường hay được gọi đơn giản là mụn bọc hoặc mụn. Đây được xem là tình trạng có liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da bị tích tụ lâu ngày gây ra mụn. Đường dẫn chất nhờn có nối từ lỗ chân lông đi đến tuyến bã nhờn con được gọi là nang lông. Những nốt mụn đỏ được hình thành khi nang lông của bạn có hiện tượng bị một lượng lớn chất nhờn cũng như tế bào chết làm tắc nghẽn và dẫn đến viêm. Tình trạng mùn này còn xuất hiện khá nhiều trong quá trình mang thai ở phụ nữ.

Nếu lỗ chân lông đơn giản chỉ bị tắc nghẽn một phần, sau đó nó sẽ chuyển sang màu đen do có tiếp xúc với oxy từ đó mà hình thành nên mụn đầu đen. Còn mụn đầu trắng hay mụn mủ thì hình thành với nguyên nhân do lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoàn toàn với bề mặt nang lông bị che phủ. Vì vậy, mụn thường có màu trắng có mủ hoặc màu gần với da. Nếu để lâu ngày, cả hai loại mụn này đều có thể bị sưng hoặc biến thành mụn trứng cá.

Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn trứng cá

Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn trứng cá

  • Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu của thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá mọc nhiều. Sự gia tăng của hormone androgen khiến da sản sinh ra bã nhờn nhiều hơn làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
  • Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm gốc dầu thì nguy cơ bị mụn trứng cá là rất cao.
  • Nếu bạn đã từng bị mụn trứng cá trước đây thì nguy cơ mụn bùng phát trong thai kỳ là rất lớn. Ngoài ra, nếu thường bị mụn trước khi hành kinh, có nhiều khả năng bạn phải “sống chung” với nó trong thời gian mang thai.
  • Các yếu tố về hệ miễn dịch khiến da bạn trở nên nhạy cảm. Hệ miễn dịch yếu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi ở trong các lỗ chân lông, gây viêm.

Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn trứng cá

Mụn trứng cá không phải là một vấn đề nghiêm trọng; nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ mang thai.

Mang thai khiến hormone thay đổi

Trong suốt thời kỳ mang thai; lượng hormone dao động lên xuống thất thường dẫn đến việc gia tăng mọc mụn; ở khoảng 1/3 số phụ nữ lúc mang thai. Việc tăng tiết chất androgen sẽ làm tăng bã nhờn trên da và từ đó mụn hình thành. Thông thường, mụn sẽ phát khởi vào những tháng đầu khi mang thai và nhanh chóng; thuyên giảm sau khi sinh xong.

Mang thai khiến hormone thay đổi nhiều

Để giảm mụn trong thời gian này, bạn cần ưu tiên các biện pháp tự nhiên; thường xuyên giữ da sạch, thoáng, bạn có thể rửa mặt bằng các sản phẩm chống nhờn; và ngăn ngừa mụn dưới các hình thức như sữa; hoặc gel rửa mặt tạo bọt, có cát hoặc không có cát. Thoa nước cân bằng (toner) cùng loại với sữa rửa mặt. Nếu da quá nhiều dầu, bạn có thể dùng giấy thấm dầu để giúp da khô thoáng. Đắp mặt nạ 2 lần/tuần với các sản phẩm từ thiên nhiên như khoai tây sữa tươi, dưa chuột…; sử dụng các chất khử dầu hoặc lột nhẹ an toàn. Tránh nắng bằng mũ rộng vành, khẩu trang.

Bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da để được tư vấn nếu làn da bạn không cải thiện.

Tìm đọc nhiều thông tin hấp dẫn hơn nữa về sức khỏe làm đẹp tại Diaocthanhhoa.net nhé!

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *