Người tiêu dùng gặp nhiều rủi ro khi mua hàng online

353
mua hàng trực tuyến

Người tiêu dùng hiện nay đang có xu hướng mua hàng online rất nhiều. Nguyên nhân là bởi hình thức mua hàng này tiện lợi, không mất quá nhiều công sức. Thế nhưng theo thông tin tiêu dùng, nó lại mang theo nhiều rủi ro tới khách hàng. Các trường hợp mua hàng không ưng ý, hàng không giống quảng cáo rất nhiều. Thậm chí khách hàng cũng khó để phàn nàn, trách móc được những đơn vị kinh doanh. Nếu rủi ro xảy ra, đa số trường hợp khách hàng sẽ phải chịu thiệt thòi. Vậy thì cần làm sao để hạn chế được tình trạng này?

Xu hướng mua hàng online

thương mại điện tử

Những năm gần đây, xu hướng mua hàng trực tuyến giao dịch qua các trang mạng xã hội diễn ra ngày càng nhiều. Nó giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian rất nhiều. Lại còn nhanh chóng tiếp cận thông tin hàng hóa, giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi thì có những rủi ro. Không ít người mua phải hàng kém chất lượng, không đúng như quảng cáo trên mạng.

Thực tế, chuyện những khách hàng thông qua giao dịch online khi nhận về những mặt hàng với hình thức khác xa đơn hàng mà họ đặt mua trên mạng. Nhất là quần áo, giầy dép và các mặt hàng gia dụng khác… đã không còn là chuyện lạ. Bởi người tiêu dùng không thể trực tiếp kiểm tra sản phẩm để đánh giá. Thông tin mẫu mã, chất lượng sản phẩm không kiểm chứng được. Cũng như không thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Mọi giao dịch được thực hiện trên cơ sở niềm tin.

Một số rủi ro phổ biến

Người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ trang web, mạng xã hội (facebook, instagram,…). Đặc biệt, có những trang web cung cấp dịch vụ so sánh giá sản phẩm từ các trang web khác đã hỗ trợ người tiêu dùng rất tốt trong việc mua hàng qua mạng.

Hình thức trực tuyến cung cấp rất đa dạng các loại sản phẩm dịch vụ. Đặc biệt là mặt hàng quần áo, đồ điện tử, đồ chơi, mỹ phẩm. Hầu hết các sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép khách hàng đánh giá sản phẩm sau khi mua. Vì thế, người tiêu dùng có thể tìm hiểu về sản phẩm một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định mua.

Thiệt hại đối với khách hàng

Do đó, nếu người bán không có uy tín, người tiêu dùng sẽ có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Những tình huống mà khách hàng thường gặp phải rất nhiều. Cụ thể như: chất liệu, màu sắc, kiểu dáng… khác xa trên ảnh giới thiệu cho người mua hàng. Chị Trần Thị Hằng, ở phường Đông Hương (TP Thanh Hóa), chia sẻ. Hàng ngày mở facebook lên là thấy nhiều nhãn hàng thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng quảng cáo tự xuất hiện trên trang cá nhân của mình.

Qua tò mò, tìm hiểu mở một số trang để xem sản phẩm, thấy có số điện thoại. Gọi thì người bán cho biết có thể đổi trả nếu mua sản phẩm không ưng ý. Qua đó, tôi đặt mua quần áo nhưng khi có người giao hàng thì thật bất ngờ. Mở gói hàng ra thì hoàn toàn không đúng màu sắc, chất lượng như hình ảnh và lời giới thiệu trên facebook. Tôi phải chịu phí ship hàng trả lại cho chủ hàng.

mua hàng online

Thủ đoạn tinh vi

Qua tìm hiểu mới biết, các phương thức, thủ đoạn của đối tượng vi phạm kinh doanh thương mại điện tử ngày càng tinh vi, người mua khó phân biệt thật giả, như: không có kho hàng hay cửa hàng mà chỉ tiếp nhận đặt online, phân tán hàng hóa nhiều nơi, giao hàng với số lượng nhỏ lẻ, bán hàng qua cộng tác viên trung gian ăn chênh lệch, hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ và yêu cầu khách đặt cọc, thanh toán qua trung gian…

Để bảo đảm quyền lợi cũng như an toàn khi sử dụng dịch vụ thương mại điện tử, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng trên những website uy tín, thông tin liên lạc rõ ràng địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế. Ngoài ra, trong quá trình giao dịch, mua hàng, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận… Người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ trên Internet về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá về sản phẩm nhằm tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng.

Hãy cẩn trọng hơn khi mua hàng

Khi mua sắm hàng hóa, người tiêu dùng phải yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn hoặc chứng từ và lưu giữ để giải quyết khiếu nại khi có yêu cầu. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong việc sản xuất sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải bảo đảm chất lượng và lợi ích hợp pháp khác của người tiêu dùng.

Những trường hợp, người tiêu dùng sẽ gặp rủi ro về thời gian giao hàng (giao hàng chậm); hàng nhận được bị vỡ, hỏng; mất hàng; chỉ được mở xem hàng sau khi đã thanh toán, hàng không giống như mô tả hoặc phát sinh tranh chấp trong thương mại điện tử, người tiêu dùng liên hệ với cơ quan quản lý Nhà nước hoặc Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tỉnh để được hỗ trợ, tư vấn.

Nguồn: Baothanhhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *