Thanh Hóa đã giải cứu cam sành Hà Giang như thế nào?

373

Cam sành Hà Giang đã gặp phải một khó khăn. Bởi ảnh hưởng của dịch bệnh mà sản lượng cam tiêu thụ rất thấp. Vì thế mà loại cam nổi tiếng này bị tồn lại với số lượng khổng lồ. Trước tình trạng đó, Thanh Hóa đã có những bước hỗ trợ. Những hành động quảng bá, giới thiệu đã được thực hiện. Những kênh tiêu thụ đã có sự chuyển biến tích cực hơn đối với cam của Hà Giang. Theo thông tin tiêu dùng thì đã có 41 tấn cam được tiêu thụ với giá 10 ngàn/kg. Đây là hành động được đánh giá cao về độ thiết thực và cả ý nghĩa.

Giới thiệu cam sành Hà Giang

cam sành Hà Giang

Năm 2005, tỉnh Hà Giang đã đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu Cam sành Hà Giang. Họ đã xây dựng được một số mô hình nâng cao chất lượng vườn cam. Đồng thời đã tổ chức quảng bá tiếp thị sản phẩm phát triển uy tín Nhãn hiệu Cam của Hà Giang. Bước đầu đã thu được kết quả tốt. Chất lượng vườn cam được nâng lên. Giá bán cam tăng, tăng thu nhập cho hộ trồng cam. Việc đăng ký Nhãn hiệu cam đến từ Hà Giang đã nâng cao được vị thế của cây cam từ Hà Giang. Từ đó làm cho sản phẩm cam sành Hà Giang ngày càng có uy tín cao trên thị trường. Được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến.

Hành động giải cứu của Thanh Hóa

Trước tình hình nông sản tại một số địa phương, trong đó có sản phẩm cam sành Hà Giang khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Hà Giang tổ chức “giải cứu” cam đến từ Hà Giang. Thị trường tiêu thụ cam sành lớn nhất ở tỉnh Hà Giang là các tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp lớn. Ví dụ như: Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội. Tuy nhiên, năm nay thương lái tại các tỉnh nói trên hầu như không lên Hà Giang để thu mua cam sành. Nguyên nhân do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Do đó, sản lượng cam sành của Hà Giang tiêu thụ được rất ít.

Tỉnh Hà Giang có 8.500 ha cam. Trong đó có hơn 7.000 ha cam sành với sản lượng ước 60 nghìn tấn. Cam đến thời kỳ cho thu hoạch nhưng khó tiêu thụ nên tại nhiều vườn cam ở tỉnh Hà Giang. Điều này đã xảy ra hiện tượng cam rụng, số lượng cam rụng ước khoảng gần 3.500 tấn. Tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình là “thủ phủ” cam sành. Với tổng diện tích trồng cam bị thiệt hại lên đến 2.081 ha. Điều này khiến các hộ trồng cam sành thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

cam sành

Hành động thiết thực và ý nghĩa

Để tạo điều kiện, giúp đỡ các hộ nông dân trồng cam tại tỉnh Hà Giang, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp nhận quảng bá, giới thiệu… tiêu thụ 41 tấn cam sành loại 1 với giá 10.000 đồng/kg. Hội Nông dân tỉnh đã cử cán bộ bán giúp qua các kênh tiêu thụ, kêu gọi các cấp hội nông dân và nhiều tổ chức tham gia mua ủng hộ với số lượng lớn.

Theo lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa, việc tiêu thụ cam cho người nông dân Hà Giang là việc làm hết sức thiết thực và ý nghĩa trong hoàn cảnh ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Hoạt động “giải cứu” cam cũng nằm trong chuỗi phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang, nhằm hỗ trợ người nông dân trong công tác quảng bá, xúc tiến và tiêu thụ nông sản.

Nguồn: Baothanhhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *