Trang viên Hoa Hồng – Mái nhà đầy tình thương của những thai nhi xấu số

377
Trang viên Hoa Hồng

Tại TP Nha Trang, có một địa danh là Vườn hồng – nơi “an nghỉ” của 13.000 con người kém may mắn chưa cất tiếng khóc chào đời. Câu chuyện về người phụ nữ mất 12 năm chăm sóc “chỗ ăn chỗ ngủ” cho 13.000 người vẫn chưa ra đời khiến nhiều người bức xúc lên mạng xã hội. Người phụ nữ trong câu chuyện là Phạm Thị Kim Lợi (36 tuổi), thường được biết đến với cái tên thân mật là Bé Bê. Cô có 12 năm làm công việc quản lý mộ phần tại nghĩa trang trẻ em thuộc xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Trang viên Hoa Hồng – một bảng hiệu gọn gàng, xinh xắn dưới chân núi Hòn Thơm gây ấn tượng mạnh với du khách.

Rồi đây việc làm vô cùng ý nghĩa của chị Bé Bê còn làm cho những bạn bè suy nghĩ lại hành động của bạn thân mình không? Nếu không muốn con sinh ra thì làm ơn đừng vứt bỏ con lạnh lẽo một mình. Đừng vì chút nông nổi tuổi trẻ mà sau phải hối hận. Các bạn trẻ ơi, hãy đọc ngay bài này để suy ngẫm lại đi nào!

Trang viên Hoa Hồng – “Mái ấm” cho những em bé bất hạnh

Trang viên Hoa Hồng

Hơn 10 năm, người phụ nữ có cái tên thân mật Bé Bê vẫn thầm lặng chăm lo “mái ấm” cho những em bé bất hạnh chưa một lần được thấy ánh mặt trời.

Bé Bê, tên thật là Phạm Thị Kim Lợi (35 tuổi), đã có hơn 10 năm làm việc quản lý mộ phần ở nghĩa trang thai nhi tại tỉnh Khánh Hòa. Suốt bao nhiêu năm nay, người phụ nữ ấy vẫn lặng thầm chăm lo cho những cô bé, cậu bé bất hạnh không có cơ hội được thấy ánh mặt trời tại Trang viên Hoa Hồng, xã Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang. Chị Bé Bê nói, cái tên hoa hồng tượng trưng cho tình yêu thương vô bờ bến, thai nhi có thể nào vẫn là kết tinh máu mủ của cha mẹ.

Tại trang viên Hoa Hồng, những ngôi mộ đều được sơn màu sắc tươi tắn. Trên đó lại được đặt thêm một nhành hoa tùy theo màu sơn cụm mộ. Mỗi năm các em lại được thay một bông hồng; cứ thế vợ chồng chị Bé Bê đã làm suốt 9 mùa hoa như thế.

Đi lên triền dốc, chị Bé Bê chỉ vào hai ngôi mộ và kể rằng, đó là những em bé đầu tiên của trang viên này. Chị kể: “Bé này được chôn ngày 13/7/2004. Do mẹ phá bỏ, mình đem từ bệnh viện (BV) tỉnh về. Còn ngôi mộ màu trắng này là ngôi mộ đôi. Cha mẹ bé muốn lắm nhưng em bé không có duyên ở lại. Bào thai mới 4 tháng rưỡi”.

Cơ duyên xây dựng nghĩa trang Hoa Hồng

Cơ duyên xây dựng nghĩa trang Hoa Hồng

Chị Lợi kể, cách đây khoảng 15 năm, gia đình chị khi ấy đang trồng bạch đàn trên núi Hòn Thơm; thì có một nhóm thiện nguyện đến, đặt vấn đề biến nơi này thành nghĩa trang cho những đứa trẻ bất hạnh. Cảm động trước tấm chân tình ấy, ông nội chị đã hiến đất gia đình, cải tạo đất đá làm những ngôi mộ đầu tiên. Sau khi ông mất, chị cùng chú ruột đã tiếp tục công việc ý nghĩa này.

Cứ thế, suốt bao năm nay, không quản nắng nôi hay mưa gió, chỉ cần nghe tin có thai nhi bị bỏ hay mất từ bụng mẹ, chị Bê lại lặn lội đường xa tới bệnh viện, phòng khám nhận thi hài các bé về lo hậu sự. Thậm chí, ngay cả khi đã lấy chồng, mang thai; chị vẫn cần mẫn làm công việc chôn cất, an táng thai nhi đến mức sinh non.

Chị kể: “Lúc đưa vào viện, ông xã chưa kịp ký giấy thì con gái mình đã được mổ bắt ra khi mới 7 tháng 4 ngày. Sinh non vậy nhưng trời thương. Bé khoẻ mạnh nặng đến 3.3 kg. Mình thích con gái lắm, mỗi lần lên nghĩa trang đều khấn với các con rằng bé nào là gái thì vào bụng mẹ. Giờ mình đã được trời cho rồi”.

12.000 đứa trẻ… dưới mộ 

Hơn 10 năm qua, chị Bé Bê cùng gia đình đã hỗ trợ mái ấm cho trên dưới 12.000 hài nhi. Trong suốt thời gian đó, đã không biết bao nhiêu lần chị ngậm ngùi, bật khóc nức nở khi phải chứng kiện những chuyện quá đau lòng. Nhiều người biết chị làm quản lý mộ phần; nên thỉnh thoảng trước cửa nhà chị Bê lại có bọc đen xuất hiện. Bên trong thường là những cục máu đã nát vụn, hoặc những bào thai còn đỏ hỏn. Nhận được, chị chỉ lẳng lặng đưa các con về trang viên, xây thêm mộ phần.

Chị Bé Bê kể, ban đầu chị cũng sợ lắm, nhưng tiếc xúc nhiều rồi dần thấy bình thường. Gần như ngày nào trang viên Hoa Hồng cũng có xác thai nhi. Công việc lo hậu sự chị đã làm quen tay đến thuần thục. Khi có người hỏi vì sao chị có thể trụ vững tại nơi này lâu đến thế; chị chỉ cười rằng vì chị là phụ nữ, cũng là một người mẹ phải mang nặng đẻ đau; thương con và thương cả những số phận non trẻ xấu số.

12.000 đứa trẻ... dưới mộ 

Căn phòng nhỏ có đầy đủ hương nhang, đèn, nến, hũ đựng thai nhi.

Dưới chân núi Hòn Thơm là một căn phòng nhỏ có đầy đủ hương nhang, đèn, nến, hũ đựng thai nhi… Khi tiếp nhận xác, chị sẽ dùng rượu tắm cho các con; lấy khăn lau người rồi chèn bông gòn vào lỗ tai và lỗ mũi để máu ngưng chảy. Khi đã sạch sẽ, các bé sẽ bận áo quần, lót vải cẩn thận rồi đưa vào hòm, vào hũ, để thêm lá trà. Cũng tùy theo tôn giáo mà chị sẽ có cách lo liệu phù hợp.

Có những thai nhi chưa được chào đời, chưa được đặt tên; khi về đây đều được chị đặt tên như Phan Danh, Huỳnh Lê Vô Danh, Trần Vô Danh… Chị Bê kể, trẻ mồ côi không thể xác định được cha mẹ ở trang viên Hoa Hồng nhiều vô kể; nên chị đành tự đặt tên cho các em.

Nhiều gia đình hiếm muộn tìm đến

Chị Bé Bê kể, nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn thường tới đây thiện nguyện. Họ phát tâm trợ duyên xây mộ, thậm chí nhận các bé làm con nuôi. Vì thế, nhiều em được mang họ theo người hiến tặng mộ; nên không phải bé nào cũng có họ giống nhau. Kì lạ thay, có nhiều nhà sau khi tới phát tâm trợ duyên lại bất ngờ mang bầu, sinh con. Tiếng lành đồn xa, nhiều cha mẹ hiếm muộn đến đây nhận “con nuôi”; để mong hưởng niềm vui có con trên trần thế.

Ngày lễ Tết, Trung thu, trang viên Hoa Hồng đều đầy ắp hương khói của khách thập phương. Dù thế, khó khăn vẫn còn chất chồng; nhất là khi mưa to bão lớn làm sạt lở đất, ảnh hưởng cả các ngôi mộ. Tương lai, có thể các ngôi mộ phải xây thêm trên cao vì dưới này đã cạn đất. Mọi thứ đều phải làm thủ công, không có phương tiện cơ giới nào đưa lên được. Chị Bé bê nói: “Mong muốn của mình bây giờ là làm được những tấm nền sạch sẽ; để quét dọn cũng dễ mà khi mưa lớn cũng không sợ bị sạt”…

Nguồn: Songdep.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *